Lò vi sóng hiện nay đang là một trong những dụng cụ nhà bếp được các gia đình hiện đại ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lò vi sóng thường xuất hiện một số lỗi hư hỏng, trong đó có hiện tượng xẹt tia lửa điện. Lý do khiến bếp xuất hiện tia lửa điện khiến nhiều người dùng không ít hoang mang. Dù là tại sao có lỗi này, gia chủ cũng cần nên sửa chữa lò vi sóng để khắc phục lỗi. Khi bị lỗi, lò chắc chắn cho hiệu suất nấu nướng không cao. Vậy Nguyên Nhân Lò Vi Sóng Bị Xẹt Lửa là do đâu? Hãy cùng với những chuyên gia của Hùng Cường đi tìm câu trả lời nhé!.
>> Bộ phận tấm chắn lò vi sóng có quan trọng không?: Có. Tấm chắn là một bộ phận quan trọng của lò. Nếu như tấm chắn bị hư hỏng thì có thể dẫn đến các lỗi như lò vi sóng xẹt tia lửa điện, thậm chí có thể gây ra cháy nổ trong lò.
>> Tấm chắn của lò vi sóng có tác dụng gì?: Tấm chắn giúp ngăn những hạt bụi kim loại, ngăn dầu mỡ, nước từ thức ăn. Từ đó giúp thức ăn chín đều hơn, lò bền bỉ hơn và giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
>> Làm sao để nhận biết tấm chắn bị hư hỏng?: Một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy là: Tấm chắn tối màu, có đốm loang lổ; Tấm chắn bị biến dạng do tác động nhiệt lâu dài; Bị bám nhiều dầu mỡ hoặc có lỗ thủng, vết nứt,…
>> Trung tâm điện lạnh Hùng Cường có dịch vụ sửa tấm chắn lò vi sóng không?: Cung cấp dịch vụ sửa lò vi sóng uy tín, nhanh chóng. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc sửa lò vi sóng cũng như sửa chữa các thiết bị điện máy, điện lạnh.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
+ Sửa lò vi sóng quận Phú Nhuận
+ Sửa lò vi sóng quận Tân Bình
Tấm chắn sóng bị hư: Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây đánh lửa trong lò. Tấm chắn sóng có thể bị hỏng vì nhiều lí do: thời gian sử dụng lâu gây cũ; thức ăn thừa, dầu mỡ, gia vị lâu ngày không được lau chùi sẽ bám dính vào thành lò, gây rỉ sét và ăn mòn. Với trường hợp này, bạn cần tắt thiết bị, lau sạch chỗ rỉ sét và kiểm tra xem lò đã bị ăn mòn đến mức độ nào. Bạn có thể gọi thợ sửa lò để họ sơn giúp sơn cách nhiệt cách điện. Nếu ngoài tiếng nổ lách tách và tia lửa mà bạn thấy có cả khói bốc lên, thì chắc chắn tấm chắn sóng đã hư hỏng hoàn toàn. Lúc này điều duy nhất bạn có thể làm là mang lò vi sóng đến trung tâm sửa chữa để thay tấm chắn sóng mới.
Do dùng vật dụng bằng kim loại trong lò vi sóng: Lò vi sóng khá kén chọn vật sử dụng khi chỉ đồ thủy tinh, đồ gốm và đồ nhựa được dán nhãn “sử dụng được trong lò vi sóng” là dùng được trong thiết bị này.
Riêng các món đồ nấu ăn bằng kim loại hay có một phần chất kim loại hoặc có hoa văn lấp lánh được cảnh báo không dùng trong lò vi sóng. Lí do vì chất kim loại sẽ khiến sóng vi ba trong lò lệch khỏi thực phẩm, chuyển sang tập trung vào các góc cạnh của vật kim loại, ion hóa không khí xung quanh gây ra tiếng nổ lách tách và những tia lửa hơi giống như tia chớp.
Việc gói giấy bạc cho thực phẩm cũng có thể gây đánh lửa trong lò khi sử dụng không phải cho chức năng nướng. Với nguyên nhân này bạn có thể tự khắc phục được bằng cách tắt lò, để một lát cho vật nấu nguội rồi lấy vật dụng đó ra. Bạn có thể kiểm tra 1 vật dụng có thể dùng được trong lò vi sóng không bằng cách đặt 1 bát thủy tinh đầy nước bên cạnh, bật chế độ nấu công suất cao trong vòng 1 phút. Nếu nước trong bát ấm lên mà vật cần kiểm tra không thay đổi nhiệt độ thì vật dụng đó thích hợp với lò vi sóng. Còn nếu nước không ấm lên mà vật cần kiểm tra lại ấm lên, tức là vật dụng đó hấp thụ sóng vi ba và không thích hợp sử dụng trong lò vi sóng.
Nấu thức ăn với công suất lớn: Khi bạn nấu thức ăn với công suất lớn trong một thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng điện áp cao, dẫn đến các bức xạ trong lò không được hấp thu hết sẽ phản xạ gây ra tia lửa. Để tránh tình trạng này, bạn không nên nấu một món quá lâu trong lò vi sóng và chọn mức công suất vừa phải.
Công việc của bạn lúc này là kiểm tra lại khớp nối, vòng và con lăn xem thử chúng có bị thức ăn làm cho mắc kẹt hay không. Nếu như không có thì hiển nhiên là do động cơ xoay của trục có vấn đề rồi.
Bạn phải chắc chắn rằng không có vật bằng kim loại ở bên trong lò. Nếu như có phải lấy chúng ra ngoài ngay lập tức.
Bảng điều khiển không hoạt động
Khi lò gặp sự cố về bảng điều khiển, bạn cần xem xét lò có bị ẩm ướt hay gặp hơi nước bám vào hay không. Ngoài ra bạn cũng xem thử có côn trùng nào đã bay vào các vi mạch hở trong lò hay không nhé.
Nguyên nhân có thể do mất điện, nguồn điện không ổn định, cầu dao bị hư, lỏng hay đứt dây điện.
Việc cần làm là thực hiện kiểm tra ngay các ổ cắm, mạch điện, nguồn điện, thiết bị hư hỏng.
Ngoài ra nếu lò không hoạt động không phải do tác động bên ngoài thì chỉ có thể là lỗi ngay bên trong lò. Bạn phải xem thử có phải do hỏng cầu chì cao áp hay công tắc cửa kính của lò hay không.
Nếu như bạn đã đóng kín cửa lò mà lò vẫn không nóng, còn nghe tiếng ù ù khá lớn ở bên trong lò thì bạn phải ngắt hoạt động của lò ngay. Có thể là bộ phận magnetron đã gặp sự cố rồi.
¤ Lò vi sóng sử dụng sóng điện từ có tần số thấp nên rất dễ dàng xuyên qua giấy, gỗ, sành, sứ và thủy tinh, khi nấu hay hâm thức ăn bằng lò sử dụng các vật dụng bằng chất liệu này sẽ nhanh nóng thức ăn hơn, ít hao tốn điện.
¤ Khác với bếp Gas, bếp điện, lò vi sóng sử dụng sóng vi ba tác động tới các phân tử nước làm nóng thức ăn. Nước trong thức ăn sẽ được làm nóng trước. Sau đó nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
¤ Do đó, Không nên nấu thức ăn khô hoặc có ít nước như bánh (Trừ khi món đó có trong công thức nấu bằng lò vi sóng).
¤ Đối với thực phẩm dày, lò sẽ tác động lâu và thấp ở bên trong. Do vậy, khi sử dụng bạn nên để thức ăn mềm ở chính giữa lò, và để các loại dày hơn ở bên ngoài.
¤ Lò vi sóng có kích thước nhỏ gọn, dung tích khoảng từ 17 – 25L, vỏ kim loại nên sóng điện từ phản xạ qua lại dễ tạo thành sóng đứng. Vì vậy luôn phải có đĩa thủy tinh quay tròn làm thức ăn chín và nóng đều, tránh chổ nóng chổ nguội.
¤ Khi nấu những món ăn có ít nước, bạn có thể cho một cốc nước vào trong lò để nó hấp thu những bước sóng và làm ẩm thức ăn, món ăn sẽ không bị khô hoặc cháy.
¤ Ngược lại, sóng này không hấp thụ khi gặp kim loại, sẽ bị phản xạ rất mạnh và tạo thành tia lửa, do đó tránh để kim loại như thìa, chén, bát có viền kim loại trang trí vào trong lò tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.
¤ Khi nấu nhiều loại thức ăn, sóng điện từ không tác động hết toàn bộ các phần thức ăn mà trực tiếp đi sâu vào thức ăn, dẫn đến làm nóng sơ một lớp mỏng ở bên ngoài còn bên trong nóng lên là do dẫn nhiệt, vì vậy không nên nấu cả khối to mà nên chặt nhỏ vừa mức.
¤ Đặc biệt, nếu đặt trứng vào lò vi sóng vỏ canxi không bị nóng lên nhưng lòng trắng và lòng đỏ hấp thụ sóng điện từ rất mạnh, nóng nhanh làm cho quả trứng nổ tung.
► Hãy liên hệ đến điện lạnh Hùng Cường để được tư vấn hỗ trợ bất kỳ sự cố gì đi nữa. Công ty sẽ cố gắng hỗ trợ sửa lò vi sóng tại nhà nhanh nhất. Khuyến cáo không nên tự ý sửa chữa. Hotline: 028 6686 4560 – 0902 641 881 (24/7).