Lò vi sóng được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nhưng trong số đó có rất ít người hiểu về cách thức hoạt động của lò vi sóng và cách sử dụng lò vi sóng đúng cách. Đã có rất nhiều sự cố cháy nổ do sử dụng lò vi sóng không đúng cach. Biết được nhiều quý khách hàng chưa hiểu được cách sử dụng nên những kỹ sư của điện lạnh Hùng Cường xin chia sẽ kinh nghiệm để bạn có thể sử dụng lò vi sóng một cách an toàn
>>>> Cập nhật thêm tin tức:
Những tiện lợi của lò vi sóng
>> Làm ấm quả cam chừng 1 – 2 phút trong lò vi sóng, bạn sẽ vắt được nhiều nước cam hơn.
>> Lò vi sóng rất hữu dụng khi làm chín các loại rau lá xanh như rau cải chẳng hạn.
>> Làm tan chảy socola trong lò vi sóng, bạn sẽ không còn phải đun cách thủy nữa. Chỉ cần chọn mức sóng trung bình và để khoảng 2 phút đến 2 phút rưỡi là được.
>> Để dễ dàng tách cùi dừa khỏi vỏ cứng, bạn chỉ cần vi sóng chừng 3 – 4 phút
>> Khử trùng keo/lọ để trữ các loại bánh, mứt, hoa quả dầm.
>> Vi sóng các loại khăn lau bát của bạn trong khoảng 60 giây để loại bỏ các mầm bệnh do vi sinh vật gây nên.
Những thực phẩm và vật liệu tuyệt đối cấm bỏ vào lò
>> Vật liệu chịu nhiệt kém: Giấy bọc, vỏ nhựa, túi nilông, lớp lót bên ngoài thực phẩm cần được bỏ hết ra ngoài trước khi cho vào. Những thứ này có thể làm cháy nổ hay tạo ra các chất độc hại khi nấu
>> Thực phẩm chứa nhiều Nitric: Thịt ướp, thịt hun khói… cũng không cho vào nốt. Vì Nitric sẽ biến đổi thành Nitrosamin, đây là chất gây ung thư. Mà bệnh này thì chả ai muốn nghe cả
>> Kim loại: Sóng vi ba không bị hấp thụ bởi kim loại nên sẽ phản xạ vào thành lò làm nóng xung quanh, dẫn đến cháy nổ. Bạn nhớ rằng chỉ cần có kim loại thì không cho vào nhé, một tý cũng không, bỏ hết ra rồi hãy cho vào. À mà giấy bạc cũng không được luôn
>> Thực phẩm có lớp vỏ dày: Theo nguyên lý hoạt động thì thực phẩm sẽ bị làm nóng toàn bộ một cách đều đặn, nếu có một cái gì cản trở quá trình này nó sẽ phải bị loại bỏ, vì thế lớp vỏ dày của những loại thực phẩm như: Khoai tây, cà rốt, nho, táo… chính là vật cản và điều này sẽ làm nổ văng chúng khi nấu. Vì thế bạn hãy gọt bỏ vỏ hoặc thái nhỏ những loại thực phẩm trước khi nấu
>> Trứng nguyên vỏ: Đây cũng là thực phẩm có vỏ dày. Bạn nhớ cứ còn vỏ là không cho vào nhé! Bất kể sống hay chín
>> Ớt: Đừng có dại mà thử cho cái này vào, nó sẽ làm thoát hơi cay (capsaixin) qua các lỗ thoát khí ra ngoài và hậu quả là cay mắt, bỏng mắt…
>> Hải sản có vỏ cứng: Cua, sò, ốc… khi cho vào sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng, vị ngon của món ăn. Đồng thời tạo ra mùi khó chịu như mùi cao su.
>> Nước sốt: Nước sẽ bắn tung tóe và hậu quả thì bạn biết rồi đấy! Nếu cần hâm thức ăn có nước sốt thì hãy loại bỏ hết nước sốt trước hoặc bọc lại bằng giấy bọc (loại dùng được cho lò vi sóng).
>> Sử dụng lò vi sóng đúng cách sẽ giúp bạn an toàn và kéo dài tuổi thọ cho lò từ đó giúp tiết kiệm chi phí
sửa lò vi sóng
Những lưu ý ki sử dụng lò vi sóng
>> Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
>> Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài, tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài.
>> Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giải thích tại sao lò vi sóng có thể nấu chín một khổ thịt quá dày. Để thức ăn chín đều và ngon thì nên thái thành thớ nhỏ.
>> Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
>> Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày nên đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
>> Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
>> Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.
>> Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
>> Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
>> Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
>> Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy.
>> Phó giáo sư Chiến cho biết, sóng vi ba khá nguy hiểm nên nhà sản xuất đã hạn chế ảnh hưởng của sóng bằng những vỏ bọc bằng sắt.
>> Tuy nhiên để an toàn, không nên đứng gần lò quá nhiều, dùng quá nhiều. Không tự ý tháo rời phần vỏ bọc bảo vệ năng lượng sóng của lò.
>> Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi...
>> Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò.
>> Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m.
>> Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.
>> Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, có thể khử mùi cho lò vi sóng bằng cách cho một cốc nước có vỏ chanh hoặc cam vào sâu khoang lò trong 5 phút. Lau sạch lại và làm khô với vải mềm.
Công ty TNHH TM DV điện lạnh Hùng Cường đã hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực điện lạnh, chuyện nhận: sửa lò vi sóng, sửa máy lạnh, sửa tủ lạnh, lắp máy lạnh quận Tân Phú, với đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, giá cả hợp lý, sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất