Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người chăm sóc trẻ nên tìm hiểu và tuân thủ việc bảo quản sữa mẹ khoa học và đúng cách để duy trì chất lượng của sữa mẹ sau khi vắt ra và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Làm sao để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay sữa mẹ trữ đông được bao lâu là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em khi phải đi làm và gửi con cho ông bà nội ngoại trông. Bài viết Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Trong Tủ Lạnh này sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh tốt nhất, đảm bảo giữ lại nguyên chất dinh dưỡng vốn có.
Cách bảo quản sửa mẹ trong tủ lạnh
Trong một ngày, nếu hút được hơn 6 bình hoặc bé không bú hết lượng sữa đã hút, các bạn dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, sau đó thực hiện đúng theo cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như sau:
» Ngăn đông: Dùng bút ghi ngày tháng năm lên túi trữ sữa và cho ngăn đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ -18oC. Không nên bảo quản ở cánh cửa ngăn đông thì nhiệt độ không đủ lạnh.
» Ngăn mát: Để tạm túi bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát trong 24 giờ. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 giờ nên có thể cứ mỗi 2 ngày một lần, nếu không dùng hết sữa, các mẹ dồn sữa lại, ghi ngày tháng năm và chuyển lên ngăn đông lạnh.
Các mẹ nên chọn loại túi 2 khóa kéo để trữ sữa sẽ có chất lượng tốt hơn. Các loại túi trữ sữa thường ghi dung tích 150-180 ml nhưng để tiết kiệm không gian tủ lạnh, các bạn có thể chứa đến gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3 cm, sẽ được khoảng 200-250 ml tuỳ loại túi. Lưu ý, các mẹ nên làm cách này với loại túi hai khóa kéo.
Bảo quản sửa mẹ
» Sữa trữ đông có mùi do đâu: Quá trình enzyme lipase ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến các phản ứng phân hủy chất béo và giải phóng axit béo đôi khi làm biến đổi mùi hương của sữa mẹ, khiến sữa trữ đông có mùi khác lạ. Nhưng mẹ yên tâm vì trẻ vẫn có thể sử dụng được bình thường sữa trữ đông có mùi mà không gây hại nếu mẹ trữ đông sữa đúng cách.
» Sữa mẹ trữ đông có tốt không: Có rất nhiều bà mẹ đang cho con bú lựa chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ để góp phần kích thích tiết sữa nhiều hơn và thuận tiện cho trẻ bú khi mẹ không ở gần trẻ.
Sữa mẹ trữ đông dù được vắt từ bầu vú của mẹ nhưng không tốt bằng sữa bú trực tiếp vì khi trữ đông sẽ làm mất đi men lipase để tiêu hóa chất béo, giảm đáng kể số lượng các thành phần khác có khả năng chống lại những bệnh lý nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, tùy theo tháng tuổi của trẻ mà thành phần sữa mẹ cũng sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ nên trẻ dùng sữa trữ đông vài tháng có thể không còn phù hợp với nhu cầu độ tuổi.
Tuy nhiên việc sử dụng sữa mẹ trữ đông cho trẻ ăn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, điển hình là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nếu trữ đông sữa mẹ không đúng cách.
» Sữa trữ đông có bị đổi màu không: Sữa trữ đông sẽ có màu hơi khác so với sữa tươi mới vắt, thông thường sữa mẹ trữ đông sẽ chuyển màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản tủ lạnh. Nhưng mẹ hãy yên tâm vì đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ để ngăn mát hay ngăn đông đều sẽ bị tách lớp, trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau.
Có thể cho thêm sữa mẹ mới vắt vào trong sữa mẹ đã trữ đông không: Hoàn toàn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã trữ đông hoặc sữa mẹ để ngăn mát. Nhưng trước khi thêm vào sữa cũ, cần làm lạnh sữa mới vắt trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh bằng đá ít nhất một tiếng đồng hồ.
Tuyệt đối không được cho sữa mới vắt còn ấm vào sữa đông lạnh vì sẽ làm sữa trữ đông tan ra và hãy để sữa từng ngày riêng biệt.
>>> Tham khảo thêm bài viết:
+ Vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp
» Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành bảo quản sữa, hoặc rã đông sữa.
» Khử trùng các dụng cụ trữ sữa và chiết sữa.
» Sữa đã cho bú hoặc đã qua làm ấm nếu dùng không hết phải bỏ đi.
» Nếu mẹ không định cho bé dùng sữa vừa vắt, hãy trữ sữa trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.
» Tốt nhất nên trữ sữa trong bình thủy tinh do các thành phần trong sữa mẹ luôn được bảo quản tốt nhất trong môi trường này.
» Hoặc có thể dùng bình nhựa cứng có chất lượng tốt, chuyên dùng cho việc trữ sữa, loại chuyên dụng.
» Không dùng khay đá để trữ sữa mẹ.
» Không cho thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã đông lạnh.
» Không lắc bình sữa sau khi rã đông làm ảnh hưởng cấu trúc protein.
» Không rã đông hoặc làm ấm sữa trong lò vi sóng hoặc bằng nước ấm.
» Không hâm lại sữa mẹ đã được rã đông (nếu dùng trong ngày không hết nên bỏ đi)
Hầu hết các mẹ hiện nay đều biết, nếu vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể phù hợp với con hơn tất cả các sữa công thức khác. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu hay mau sẽ phụ thuộc lớn vào loại tủ lạnh mà nhà bạn sử dụng.
Cụ thể, sữa mẹ đã hút/vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng khi nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng thấp, sữa mẹ càng được bảo quản lâu.
» Nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ để sữa tối đa 6 giờ
» Trong nhiệt độ phòng >29 độ để sữa được tối đa 1 giờ
» Nếu dùng túi đá khô để vận chuyển sữa tối đa 24 giờ
» Cất sữa trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 48 giờ
» Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa tối đa 2 tuần
» Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) được tối đa 3 tháng
» Dùng tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để trữ sữa mẹ sẽ được tối đa 6 tháng.
Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát
Cách bảo quản:
Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được.
Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa.
Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.
Cách sử dụng:
Để sử dụng sữa trữ lạnh, các mẹ làm theo 2 cách:
» Cách thứ nhất: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C.
» Cách thứ 2: là ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu.
Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng.
Sữa mẹ để ngăn mát một khi đã hâm nóng cần cho bé uống ngay. Nên chỉ hâm đủ cho bé ăn 1 lần. Nếu bé ăn còn thừa thì cũng bỏ đi. Không hâm lại hay bảo quản lại trong tủ lạnh.
Đây là bài viết được Hùng Cường chia sẻ đến những bà Mẹ, với mong muốn việc trông con được dễ dàng hơn. Chúc toàn thể những Bà Mẹ luôn hạnh phúc và mạnh khỏe.